Các bộ phận trên cơ thể người đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đặc biệt, thông qua màu sắc của móng tay, móng chân chúng ta có thể nhận biết nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe. Vậy khi móng tay có màu tím đó sẽ là cảnh báo của bệnh gì? Móng tay cho biết điều gì về sức khỏe của bạn? Hãy cùng Enail tìm hiểu về thông tin này nhé!
Móng tay có màu tím là bệnh gì?
Móng tay, móng chân có cấu trúc dạng sừng và thực hiện chức năng bảo vệ mạng lưới thần kinh và các mao mạch ở vùng da dưới móng. Trong điều kiện sức khỏe bình thường, móng tay sẽ có màu đỏ hồng, phần bán nguyệt ở phần gốc sẽ có màu trắng, bề mặt móng mịn và không có gờ rãnh.
Móng tay có màu tím là biểu hiện của cơ thể bị thiếu oxy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu oxy là do mắc các bệnh tim bẩm sinh, hoặc các bệnh liên quan đến phổi làm giảm khả năng trao đổi khí oxy của cơ thể,…
Xem thêm: 12 bí quyết chăm sóc móng tay khỏe đẹp tại nhà
Móng tay nói gì về sức khỏe của bạn?
Tất cả những màu sắc biểu hiện ở móng tay, móng chân để thể hiện một trạng thái sức khỏe. Dưới đây là một số báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn thông qua màu sắc của móng tay:
Xem thêm: Móng úp giữ được bao lâu và cách chăm sóc móng giữ được lâu nhất
Móng tay màu vàng
Móng tay chuyển sang màu vàng thường do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau như bị nhiễm khuẩn nấm móng, bệnh vẩy nến, các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, viêm phổi, rối loạn về lưu thông và thoát dịch bạch huyết (phù bạch huyết),… Tuy nhiên, không phải lúc nào những người mắc các bệnh nêu trên cũng có biểu hiện móng tay bị vàng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xử trí và chăm sóc khi bị bật móng chân
Móng tay trắng, vệt hồng ở trên
Khi móng tay bất ngờ có tình trạng trắng một phần hoặc toàn phần khác thường, đó chính là một báo hiệu cho tình trạng các tĩnh mạch bên dưới móng tay đang gặp vấn đề. Biểu hiện móng tay trắng thường thấy ở những người mắc bệnh về gan, thận,…
Ngoài ra, tình trạng móng tay có đốm trắng còn là dấu hiệu của cơ thể đang bị thiếu hiệu các khoáng chất và vitamin cần thiết như canxi, kẽm, vitamin C,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, móng tay trắng là do các yếu tố di truyền hoặc do quá trình lão hóa.
Xem thêm: 10+ Cách dưỡng móng tay nhanh dài và cứng hiệu quả cấp tốc
Móng tay nhợt nhạt
Khi móng tay trở nên nhợt nhạt là biểu hiện của tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng hoặc cơ thể đang gặp các vấn đề ở gan hoặc tim. Ngoài ra, khi móng tay và móng chân nhợt nhạt còn là dấu hiệu của quá trình lão hóa, theo khảo sát, có đến 75% những người trên 60 tuổi có biểu hiện này.
Xem thêm: Móng Tay Lõm Hình Thìa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cơ Chế Sinh Bệnh
Móng tay màu đỏ sậm
Móng tay ở trạng thái bình thường có màu đỏ hồng, tuy nhiên khi chuyển sang màu đỏ sậm hơn, có thể đây là biểu hiện của các bệnh liên quan đến tim mạch. Khi móng bị đỏ sậm từ đầu móng đến gốc và đến tận lớp biểu bì thì đây là dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh Lupus ban đỏ.
Xem thêm:
Có nên lấy khóe móng chân không? Cách lấy khóe móng đúng cách
Bệnh vẩy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị
Móng tay bị các màu khác
Khi móng tay xuất hiện những màu sắc bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như khi móng tay có màu nâu, đây có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Hoặc khi móng tay có màu xám là do sử dụng một số loại thuốc đặc trị như thuốc chống sốt rét,…
Xem thêm: Móng tay bị lõm nguyên nhân và dấu hiệu xuất hiện bệnh
Cấu trúc của móng là biểu hiện sức khỏe
Bên cạnh màu sắc móng tay báo hiệu một sức khỏe không tốt thì những biến đổi về cấu trúc móng cũng là những dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe. Khi có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm gặp đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé!
Móng giòn, tách móng
Nguyên nhân dẫn móng tay giòn, dễ tách móng là do cơ thể đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, móng tay giòn là báo hiệu cho hormone tuyến giáp đang ở mức độ thấp, làm giảm lượng mồ hôi tiết ra, gây cho tóc, da và móng tay bị khô.
Móng tay giòn còn là triệu chứng bệnh thiếu máu hoặc hội chứng Raynaud, hội chứng này ảnh hưởng đến các mạch máu ở bàn tay và bàn chân khiến cho máu không được cung cấp đầy đủ ở những vị trí này. Thiếu máu khiến món trở nên giòn và móng dễ bị tách.
Đê chăm sóc móng tay không bị giòn, dễ gãy hay tách móng, bạn cần bổ sung thêm biotin hàng ngày để giúp móng khỏe hơn, cung cấp thêm protein giúp tăng lượng keratin giúp tái tạo móng. Giữ móng tay ngắn và thoa kem dưỡng để bảo bảo vệ móng từ bên ngoài.
Xem thêm: Cách tẩy móng sơn gel đơn giản tại nhà, nhanh chóng
Móng có sọc dọc
Khi móng tay xuất hiện nhiều sọc dọc và trở nên ngày càng thô ráp hơn đây chính là dấu hiệu của sự lão hóa và là dấu hiệu của tuổi tác. Điều này không có gì đáng lo ngại vì chúng tương tự với nếp nhăn, sẽ xuất hiện khi cơ thể đang dần bước qua tuổi 50.
Để hạn chế và cải thiện tình trạng này, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống với chăm sóc cơ thể từ bên trong đến bên ngoài. Bằng việc chăm chỉ tập thể dục và sử dụng các biện pháp chăm sóc móng hiệu quả.
Xem thêm: Một số bệnh phổ biến ở móng chân tuyệt đối không thể bỏ qua
Móng có sọc ngang
Khi móng tay có nhiều sọc ngang là dấu hiệu của cơ thể đang bị thiếu kẽm hoặc protein. Khi thiếu những khoáng chất này, sự phát triển móng tay sẽ bị gián đoạn, không có đủ chất dinh dưỡng và máu để nuôi dưỡng móng tay.
Bạn có thể bổ sung những chất dinh dưỡng này bằng những thực phẩm giàu kẽm và protein như thịt bò, tôm, cua, hạt ngũ cốc,…
Xem thêm: Dị ứng sơn gel: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Móng có nhiều chấm rỗ
Khi móng tay, móng chân xuất hiện nhiều chấm rỗ, có thể nông hoặc sâu tùy vào mức độ của bệnh. Thông thường, dấu hiệu này xuất hiện khi cơ thể mắc các bệnh liên quan đến vẩy nến. Ngoài ra, móng tay có nhiều chấm rỗ là do các nguyên nhân khác như:
- Mắc các bệnh lý về rối loạn mô liên kết (hội chứng Reiter).
- Mắc các bệnh u hạt, bệnh da bọng nước tự nhiên,…
- Viêm da dị ứng cũng có thể khiến móng tay xuất hiện nhiều chấm rỗ
- Thiếu hụt vitamin B12 và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của móng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách pha màu sơn gel lên móng CỰC CHUẨN và ĐẸP
Rỗ ở móng tay do các bệnh mãn tính gây nên vì vậy phương pháp điều trị cũng không dễ dàng và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục và hạn chế tình trạng trở nên nặng hơn bằng cách dùng các loại thuốc đặc trị vẩy nến để uống hoặc bôi ngoài da.
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cần phải điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để giúp cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng móng. Trong mọi trường hợp, bạn cũng không nên chữa trị tại nhà, mà hãy đến bác sĩ để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời nhé!
Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp giải đáp thắc mắc móng tay có màu tím bệnh gì và những biểu hiện của móng tay liên quan gì đến sức khỏe con người. Bên cạnh các bệnh lý có biểu hiện ra bên ngoài móng tay, thì cũng có những bệnh không biểu hiện. Vì vậy, khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc móng tay có sự thay đổi cấu trúc, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Hãy theo dõi Enail để biết thêm những kiến thức hữu ích về chăm sóc móng bạn nhé!