Móng tay bị lõm nguyên nhân và dấu hiệu xuất hiện bệnh

Khi móng tay có sự những sự thay đổi về sắc tố, hình dạng hay những dấu hiệu bất thường là một trong những dấu hiệu đáng báo động mà bạn nên lưu tâm. Việc thường xuyên kiểm tra móng tay giúp bạn kịp thời phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe đang […]

Đã cập nhật 29 tháng 7 năm 2022

Bởi Bá An

Móng tay bị lõm nguyên nhân và dấu hiệu xuất hiện bệnh

Khi móng tay có sự những sự thay đổi về sắc tố, hình dạng hay những dấu hiệu bất thường là một trong những dấu hiệu đáng báo động mà bạn nên lưu tâm. Việc thường xuyên kiểm tra móng tay giúp bạn kịp thời phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe đang tiềm ẩn bên trong kịp thời. Một trong số đó, tình trạng móng tay bị lõm hay còn gọi là móng tay muỗng rất phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu thêm về các vấn đề móng tay bị lõm và cách chăm sóc như thế nào nhé!. 

Nguyên nhân móng tay bị lõm và những dấu hiệu của hiện tượng này?
Nguyên nhân móng tay bị lõm và những dấu hiệu của hiện tượng này? (Nguồn Internet) 

Móng tay lõm là gì?

Theo như nghiên cứu của tiến sĩ Amy Derrick là giảng viên khoa da liễu của trường Đại học Northwestern hoa Kỳ cho biết rằng có đến 30 dấu hiệu trên các móng tay phản ánh đến các vấn đề về sức khỏe ví dụ như tiểu đường không kiểm soát được, bệnh ban đỏ, viêm phổi… Trong đó có hiện tượng móng tay lõm hình thìa ( Koilonychias). 

Các  dấu hiệu của móng tay lõm
Các  dấu hiệu của móng tay lõm (nguồn: Internet) 

Móng tay hình thìa là hiện tượng phần giữa của móng tay bị lõm xuống, cạnh của các móng tay vểnh lên, tựa như một chiếc thìa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhỏ giọt nước lên các móng tay để quan sát khả năng giữ nước trên móng. 

Nguyên nhân móng tay bị lõm

Các nguyên nhân dẫn đến móng tay bị lõm rất đa dạng, thông thường do thói quen ăn uống, sinh hoạt, thiếu hụt sắt trong cơ thể hoặc thiếu máu… Những người xuất hiện tình trạng móng tay bị lõm thường có mức độ hồng cầu trong máu thấp hơn so với bình thường. Ngoài ra, móng tay lõm hình thìa cũng là kết quả của những chấn thương do hoá trị liệu hoặc xạ trị ung thư, hay những người thường xuyên tiếp xúc với những chất tẩy rửa hoặc do cơ thể không hấp thụ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Những chuyên viên làm tóc cũng có thể xuất hiện những tình trạng móng tay bị lõm do tác hại từ các sản phẩm làm tóc hằng ngày mà họ tiếp xúc. 

Móng tay bị lõm là những dấu hiệu của các loại bệnh mãn tính ví dụ như tiểu đường, tim mạch, suy dinh dưỡng,… Một số nguyên nhân khác có thể gặp là do di truyền hoặc do môi trường. Một nghiên cứu cho thấy rằng hơn 47% người cao tuổi mắc phải tình trạng móng tay bị lõm và những người lao động chân tay thường có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn so với bình thường.

Các nguyên nhân dẫn đến móng tay bị lõm rất đa dạng
Các nguyên nhân rất đa dạng (nguồn: Internet) 

Phương pháp điều trị móng tay lõm

Để áp dụng và chọn lọc ra các phương pháp điều trị móng tay lõm phù hợp và sớm khỏi bệnh, khi phát hiện những triệu chứng bất thường cần đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và nghe tư vấn một cách chính xác. Khi tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này và có phương pháp điều trị phù hợp thì tình trạng này sẽ sớm thuyên giảm, biến mất. 

Nếu chẩn đoán nguyên nhân chính gây ra lõm móng tay là do thiếu máu, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học hơn, cụ thể bổ sung thêm Sắt trong các khẩu phần ăn hằng ngày. Một số thực phẩm giàu sắt nên được đưa vào thực đơn của các bữa ăn như thịt bò, các loại hải sản, đậu Hà Lan, thịt đỏ, bông cải xanh, socola đen, cá…Thêm vào đó, bạn cần bổ sung thêm vitamin C từ các loại thực phẩm. Vitamin C sẽ giúp bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp móng tay bị lõm do cơ thể không thể hấp thụ được vitamin B12 từ các loại thức ăn tiếp nhận vào cơ thể, bạn có thể sử các loại thuốc bổ sung B12 theo chỉ dẫn của các bác sĩ điều trị. 

Hãy đảm bảo dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn
Hãy đảm bảo dinh dưỡng trong từng khẩu phần ăn ( Nguồn: Internet) 

Chăm sóc móng tay bị lõm

Xuyên suốt quá trình điều trị các vấn đề móng tay bị lõm, bạn nên cân nhắc và áp dụng các phương pháp điều trị để bảo vệ móng tay của mình, nuôi dưỡng và phục hồi móng hiệu quả hơn. Dưới đây là những mẹo hữu ích giúp bạn chăm sóc móng tay khi bị lõm cực hiệu quả: 

  • Nếu móng tay của bạn đang ở trong tình trạng yếu hoặc thậm chí lỏng lẻo, móng rất nhạy cảm, dễ hư tổn nhiều hơn khi cọ xát. Chính vì vậy, bạn không nên để móng tay quá dài tránh được tình gãy móng.
  • Bạn nên đeo thêm găng tay có chất liệu cotton khi làm việc nhà như rửa bát, lau nhà, giặt đồ… để các chất tẩy rửa không làm tổn thương đến da tay cũng như móng tay của bạn. 
  • Khi móng tay bị lõm cần giữ móng thật khô thoáng, thường xuyên vệ sinh các móng thật sạch sẽ tránh nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học cũng mang lại hiệu quả cao trong việc phục hồi móng tay lõm. Bạn cần cung cấp các loại vitamin từ các nguồn trái cây tươi, hoa quả hoặc có thể thay thế bằng các loại sinh tố, nước ép để móng có thể phục hồi nhanh hơn. 
Điều chỉnh lại thói quen ăn uống để nhanh chóng phục hồi (Nguồn Internet) 
  • Khi đến các tiệm nail, bạn nên nói rõ tình trạng móng để được chăm sóc tốt hơn. Trong giai đoạn này bạn nên hạn chế sơn, dán móng… sẽ gây tổn thương đến các móng tay và tình trạng móng tay của bạn có thể sẽ trở nên tệ hơn. 
  • Bỏ thói quen cắn móng tay.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng tay có thành phần từ thiên nhiên để giữ ẩm móng.
Sử dụng các loại kem dưỡng tay có chiết xuất từ thiên nhiên để tạo nên lớp màng bảo vệ da cũng như móng tay (Nguồn Internet)
Thường xuyên dành thời gian chăm sóc các móng tay (Nguồn Internet)

Phía trên là những vấn đề xoay quanh về việc móng tay bị lõm mà Enail.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin bên trên, Enail.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng cũng cách khắc phục chúng. Đừng quên thường xuyên ghé thăm website Enail.vn để cập nhật nhiều thông tin về cách chăm sóc móng cũng như các mẫu nail xu hướng hiện nay nhé.

>>>Tham khảo thêm: Cắn móng tay; sơn cứng móng trước hay base trước; sơn bóng móng tay