Bệnh vẩy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy nến móng tay làm thay đổi màu sắc và hình dạng móng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bệnh nhân. Cùng Enail.vn tìm hiểu vẩy nến móng tay là gì, triệu chứng của bệnh, các cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào.  Contents hide 1 Bệnh […]

Đã cập nhật 6 tháng 9 năm 2022

Bởi Bá An

Bệnh vẩy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy nến móng tay làm thay đổi màu sắc và hình dạng móng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bệnh nhân. Cùng Enail.vn tìm hiểu vẩy nến móng tay là gì, triệu chứng của bệnh, các cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh như thế nào. 

Bệnh vẩy nến móng tay cần có cách điều trị đúng đắn và kịp thời
Bệnh vẩy nến móng tay cần có cách điều trị đúng đắn và kịp thời

Bệnh vảy nến móng tay là gì?

Mặc dù bệnh vẩy nến móng tay trông giống như một bệnh ngoài da, nhưng đây là một bệnh mãn tính do hệ thống miễn dịch gây ra. Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể từ nhẹ đến nặng.

Thông thường, các tế bào da tái tạo mỗi tháng một lần. Nhưng khi một người bị bệnh vẩy nến, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động quá mức và khiến các tế bào tăng sinh, rút ngắn thời gian khoảng 3-4 ngày một lần. Kết quả là da của bệnh nhân trở nên dày, đỏ và ngứa.

Móng tay cũng không ngoại lệ, vì móng tay là một phần của da. Móng tay phát triển từ gốc móng nằm bên dưới lớp biểu bì. Bệnh vảy nến ở móng sẽ bắt đầu phát triển ở phần gốc của móng.

Triệu chứng bệnh vảy nến móng tay

Một số triệu chứng gặp phải khi bị bệnh vảy nến móng tay là: 

  • Xuất hiện lỗ, vết lõm trên móng
  • Có đốm trắng trên móng
  • Móng bị sọc
  • Thay đổi hình dạng, kích thước móng
  • Móng dày lên
  • Móng bị tách ra khỏi nền
  • Đổi màu vàng hoặc nâu
  • Chảy máu dưới móng
  • Bong tróc móng
  • Tăng sừng dưới da

Hướng dẫn điều trị cho bệnh vẩy nến móng tay tại nhà

Điều trị bằng cách bôi thuốc

Điều trị vảy nến móng tay bằng cách bôi thuốc
Điều trị vảy nến móng tay bằng cách bôi thuốc

Khi tình trạng nhẹ, bạn mua thuốc mỡ hoặc sơn móng tay có chứa các thành phần như Corticosteroid, Calcipotriol, vitamin D3, Tazarotene, Tacrolimus,… sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh

Điều trị trên toàn cơ thể

Nếu bạn bị bệnh vẩy nến nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc để điều trị da và móng tay cho bạn. Cũng như các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến móng tay khác, có thể mất vài tháng để thấy kết quả.

Điều trị bệnh vảy nến móng tay bằng corticosteroid

Điều trị bệnh vảy nến móng tay bằng corticosteroid là tiêm thuốc trực tiếp vào móng hoặc gần móng. Tiêm corticosteroid có hiệu quả khi điều trị các triệu chứng dày móng hoặc tách móng khỏi nền. Nếu phương pháp điều trị đầu tiên không hiệu quả, bác sĩ có thể chuyển sang phương pháp điều trị khác sau vài tháng. 

Điều trị bằng laser

Với phương pháp này đầu tiên bệnh nhân sẽ ngâm hoặc uống một loại thuốc tên là psoralen. Sau đó, chiếu tia UVA qua móng. Phương pháp này điều trị hiệu quả triệu chứng móng bị đổi màu và tách ra khỏi nền. Laser không dùng để điều trị rỗ móng tay.

Điều trị tại nhà cho bệnh vảy nến móng tay

Có nhiều phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh vẩy nến móng tay, chẳng hạn như sử dụng giấm hoặc tỏi. Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu khoa học nào nói về hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà này.

Các phương pháp điều trị tại nhà không phù hợp với bệnh vẩy nến toàn thân. Ngoài ra, một số phương pháp có thể gây thêm đau đớn hoặc các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa vảy nến móng tay

Luôn giữ và vệ sinh móng sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng
Luôn giữ và vệ sinh móng sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng

Một số phương pháp bạn nên biết để chăm sóc móng và phòng ngừa vảy nến móng:

  • Thường xuyên cắt móng tay để tránh những chấn thương làm bật móng. 
  • Không nên cắn móng tay hoặc loại bỏ lớp biểu bì của móng. Bởi các vết trầy xước trên da có thể gây ra bệnh vẩy nến. Hiện tượng này gọi là Koebner. 
  • Hãy bảo vệ đôi tay của bạn khi làm việc nhà hoặc chơi thể thao với các loại găng tay chuyên dụng.
  • Luôn giữ và vệ sinh móng sạch sẽ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. 
  • Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho móng tay và lớp biểu bì để cho móng chắc khỏe hơn, không bị nứt, gãy.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết vẩy nến móng tay là gì, các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng biết được những phương pháp điều trị căn bệnh này và cách chăm sóc phòng ngừa nấm móng. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và chăm sóc cho bộ móng của mình được chắc khỏe hơn.