Dị ứng sơn gel: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Liệu bạn có thắc mắc rằng sơn gel có thể là chất gây dị ứng không? Làm thế nào để nhận ra triệu chứng và làm thế nào để điều trị bệnh dị ứng sơn gel của bạn? Hãy đọc bài viết này của chúng tôi nhé! Contents hide 1 Lý do dị ứng 2 […]

Đã cập nhật 14 tháng 8 năm 2022

Bởi Bá An

Dị ứng sơn gel: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Liệu bạn có thắc mắc rằng sơn gel có thể là chất gây dị ứng không? Làm thế nào để nhận ra triệu chứng và làm thế nào để điều trị bệnh dị ứng sơn gel của bạn? Hãy đọc bài viết này của chúng tôi nhé!

Lý do dị ứng

Trong dung dịch sơn gel chứa các chất thành phần là Acrylates, các dẫn xuất như Toluene, nhựa thông, Isobornyl Methacrylate, formaldehyde và một vài hóa chất khác là nguyên nhân chính gây ra dị ứng. Mặc dù chất Isobornyl Methacrylate đã bị cấm dùng ở nhiều quốc gia do gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thế nhưng ở một vài nhãn hiệu sơn có xuất xứ Trung Quốc vẫn còn tồn tại thành phần này. 

Nhận thấy Acrylate monomers gây tổn hại đến móng và da, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoa Kỳ (FDA) đã chính thức nghiêm cấm sử dụng loại hóa chất này trong thành phần làm móng năm 1974.

Tuy nhiên, đôi khi các hỗn hợp chất khi ở trong lọ chứa sẽ không sản sinh ra chất gây dị ứng mà là bị tác động phản ứng xảy ra dị ứng sau khi làm khô lớp sơn gel bằng máy hơ gel có đèn LED chiếu tia UV.

Máy sấy khô gel móng tay chiếu tia UV gây hại cho da tay
Máy sấy khô gel móng tay chiếu tia UV gây hại cho da tay. (Nguồn: Internet)

Triệu chứng dị ứng sơn gel thế nào?

Không chỉ dị ứng vùng móng tay và ngón tay, dị ứng sẽ tiếp tục xảy ra khi tiếp xúc móng sơn gel với các vùng trên cơ thể. Các triệu chứng trên được gọi là dị ứng tiếp xúc. Các dấu hiệu dị ứng thường gặp là:

– Tại vùng móng tay: Biểu hiện đôi khi sẽ dễ gây nhầm lẫn với bệnh vảy nến như dày sừng dưới móng, tách móng,…

– Tại chỗ tiếp xúc: Mụn nước, ban đỏ, ngứa quanh móng và vùng tiếp xúc ở bàn tay, sau đó là thâm da.

– Biểu hiện ở mi mắt: Do móng tay chạm lên mi mắt là vùng nhạy cảm.

– Hít phải hơi của sơn gel dẫn đến viêm mũi dị ứng, sưng mắt, chảy nước mắt, ngứa cổ họng, khó thở,…

Dị ứng tại vùng móng tay
Dị ứng tại vùng móng tay. (Nguồn: Internet)
Dễ bị nhầm lẫn với bệnh vảy nến
Dễ bị nhầm lẫn với bệnh vảy nến. (Nguồn: Internet)
Triệu chứng tách móng khi bị dị ứng
Triệu chứng tách móng khi bị dị (Nguồn: Internet)
Viêm mũi dị ứng sau khi hít phải hơi của các chất trong sơn gel
Viêm mũi dị ứng sau khi hít phải hơi của các chất trong sơn gel. (Nguồn: Internet)

Phương pháp điều trị

Vậy khi đã xác định được bệnh dị ứng sơn gel thì phải làm sao, cần phải điều trị theo phương pháp nào để dị ứng mau khỏi? Nếu tình trạng xuất hiện ngay sau khi sơn gel, cần phải lập tức tháo bỏ lớp gel và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác bằng các xét nghiệm và chữa trị kịp thời.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn sẽ được kê đơn thuốc trị liệu. Thông thường, quy trình trị liệu bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: được chỉ định trong điều trị phản ứng dị ứng cấp và mạn tính như viêm da dị ứng, sổ mũi, mẩn ngứa, nổi ban đỏ,… loại bỏ sưng và ngứa. Thuốc trị dị ứng sơn này sẽ được điều trị trong khoảng thời gian dưới 10 ngày.
  • Thuốc bôi ngoài da: để giảm bớt tình trạng dị ứng và đem đến sự dễ chịu hơn ở vùng dị ứng, một số thuốc mỡ kê toa dạng gel hoặc dạng kem chứa thành phần hormon corticosteroid sẽ được sử dụng.
  • Một số vitamin cần thiết: giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục khỏi dị ứng nhanh hơn
  • Nếu tình trạng dị ứng của bạn ở cấp tính, bạn sẽ được khuyên rằng không được đụng nước để tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.
Thuốc kháng histamin được dùng điều trị dị ứng cấp và mạn tính
Thuốc kháng histamin được dùng điều trị dị ứng cấp và mạn tính. (Nguồn: Internet)
Thuốc bôi ngoài da hỗ trợ lành vết thương nứt nẻ da do dị ứng
Thuốc bôi ngoài da hỗ trợ lành vết thương nứt nẻ da do dị ứng. (Nguồn: Internet)
Bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi dị ứng. (Nguồn: Internet)

Dự phòng dị ứng sơn móng tay gel như thế nào

Nếu bạn đã từng bị dị ứng sơn trước đó thì Enail khuyên bạn không nên tiếp tục sử dụng sơn gel để Làm đẹp cho móng. Việc điều trị hết bệnh ở lần đầu tiên không có nghĩa là bạn sẽ không còn gặp lại vấn đề dị ứng, mà điều này sẽ càng tồi tệ hơn trong những lần dị ứng sau. 

Trong quá trình làm việc nhà, bạn cần đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, xà phòng và các hóa chất tẩy rửa khác.

Một số biện pháp phòng ngừa dị ứng sơn móng tay gel:

  • Sử dụng sơn gel của thương hiệu uy tín, kiểm tra xuất xứ thành phần, khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh những dị ứng không đáng có xảy ra.
  • Hạn chế sử dụng sơn gel trong quy trình làm đẹp cho móng.
  • Vệ sinh móng tay, dụng cụ làm móng phải thường xuyên được khử trùng.
  • Lựa chọn nơi làm nail sạch sẽ, tay nghề thợ chuyên nghiệp; sản phẩm chất lượng, có chính sách bảo hành cho móng.
  • Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, Enail khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng sơn gel.

Danh sách các loại sơn gel không gây dị ứng

Để tránh dị ứng sơn gel, nên chọn dùng những loại sơn gel ít thành phần hóa chất gây dị ứng. Một số loại sơn gel không gây dị ứng Enail đề xuất cho bạn:

  • Sơn gel cao cấp CND của Mỹ
  • Sơn gel Mỹ từ nhãn hiệu Professional Nail Boutique
  • Sơn gel nhãn hiệu OPI Iceland của thương hiệu Mỹ GelColor
  • Sơn gel thương hiệu Grattol của Đức
  • Dòng gel Luxio của sơn mài từ nhà sản xuất Akzentz của Canada
  • Vecni gel từ hữu cơ được sản xuất bởi công ty Option của Nga
  • Dòng sản phẩm gel cashmere đá cẩm thạch từ thương hiệu UNO của Trung Quốc

Thế nhưng, những thương hiệu sản phẩm sơn gel trên không hoàn toàn loại bỏ hết các thành phần gây dị ứng, ít nhất cũng sẽ tồn tại một chất trong mỗi sản phẩm. Tùy vào cơ địa của mỗi người, thành phần gây dị ứng cũng rất đa dạng và riêng biệt. Vì vậy bạn vẫn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng sản phẩm nhé! Tìm đọc thêm các bài viết liên quan đến chủ đề móng tại Enail.vn bạn nhé.

>>>Tham khảo thêm: cách gỡ móng giả; các bệnh về móng tay; móng tay bị lõm