Hướng dẫn cách xử trí và chăm sóc khi bị bật móng chân đúng cách

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng ta bất cẩn làm vật nặng rơi xuống chân, hay chơi đùa, chạy nhảy bị vấp ngã làm bật móng chân chảy máu. Khi đó cảm giác đau đớn và hoảng sợ khiến chúng ta không biết phải làm gì trong tình huống này. Vì vậy, cùng […]

Đã cập nhật 9 tháng 8 năm 2022

Bởi Bá An

Hướng dẫn cách xử trí và chăm sóc khi bị bật móng chân đúng cách

Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng ta bất cẩn làm vật nặng rơi xuống chân, hay chơi đùa, chạy nhảy bị vấp ngã làm bật móng chân chảy máu. Khi đó cảm giác đau đớn và hoảng sợ khiến chúng ta không biết phải làm gì trong tình huống này. Vì vậy, cùng Enail.vn tìm hiểu cách xử trí vết thương và chăm sóc móng sau khi bị bật trong bài viết sau.

Cách xử trí và chăm sóc móng đúng cách khi bị bật móng chân
Cách xử trí và chăm sóc móng đúng cách khi bị bật móng chân (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách xử lý vết thương khi bị bật móng chân

Khi gặp phải tình huống bị bật móng chân thì ai cũng sẽ cảm thấy rất đau. Tình trạng đau kéo dài và rất khó chịu, gây ảnh hướng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc xử trí vết thương đúng cách là rất cần thiết để tránh bị nhiễm trùng, giảm bớt cơn đau và giúp móng mau lành lại.

Trong trường hợp bị bật nhẹ

Nếu chỉ bị bật nhẹ hoặc chỉ trầy xước, bạn cần: rửa và sát trùng vết thương,  sau đó cắt đi phần móng bị bật. Tiếp theo, sát khuẩn vết thương thêm một lần nữa rồi băng lại để móng dần phục hồi. 

Trong trường hợp bị bật nhiều hoặc toàn bộ

Khi bị bật gần như toàn bộ móng bạn không được dùng tay gỡ hết phần móng ra, bởi hành động này sẽ gây nhiễm trùng nặng và vết thương khó hồi phục hơn. Bên cạnh đó, còn gây ra cơn đau nặng hơn cho bạn.

Sau đó, bạn hãy vệ sinh thật sạch sẽ phần móng bị bật với dung dịch nước muối sinh lý hoặc thuốc sát khuẩn betadine để sát trùng và tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn bẩn. 

Tiếp theo, hãy dùng băng gạc để băng bó móng lại vị trí cũ một cách nhẹ nhàng. Bạn nên dùng túi đá để chườm lên vị trí bị tổn thương để giúp cầm máu và giảm sưng đau.

Nếu bị bật gần như toàn bộ móng bạn không được dùng tay gỡ hết phần móng ra để tránh nhiễm trùng
Nếu bị bật gần như toàn bộ móng bạn không được dùng tay gỡ hết phần móng ra để tránh nhiễm trùng nặng (Nguồn: Internet)

Bạn cần lưu ý nếu cơn đau quá sức chịu đựng thì phải lập tức đến Bệnh Viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm,… giúp giảm đau nhất thời. 

Chăm sóc móng chân sau khi bị lật móng như thế nào?

Khi bị bật móng chân, bạn cần xử lý vết thương theo các bước hướng dẫn như trên, sau đó thực hiện chăm sóc móng chân như sau:

Đầu tiên, bạn cần loại bỏ phần móng hư tổn. Sau một thời gian, phần móng chân chết sẽ khô lại, gây khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần loại bỏ chúng theo các bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh phần móng chân thật sạch bằng xà phòng rồi dùng khăn sạch để lau khô. 
  • Bước 2: Dùng bấm móng tay tỉa phần móng chết dư thừa ở xung quanh vết thương.
  • Bước 3: Dùng vaseline bôi lên chân để giữ ẩm cho phần da quanh móng.
  • Bước 4: Dùng vải mỏng quấn quanh phần móng bị tổn thương bởi phần da mới của móng có thể gây ngứa và khó chịu.
  • Bước 5: Khoảng 5 ngày sau bạn có thể loại bỏ phần móng còn lại và sẽ không còn cảm giác đau nữa. 
Dùng bấm móng tay để tỉa phần móng chết dư thừa ở xung quanh vết thương
Dùng bấm móng tay để tỉa phần móng chết dư thừa ở xung quanh vết thương (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò khá quan trọng khi chăm sóc móng chân bị bật. Bởi vì bật móng chân cũng được xem là vết thương hở. Và nếu như không có chế độ ăn uống đúng cách thì khả năng phục hồi sẽ lâu hơn.

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng khi chăm sóc móng chân bị bật (Nguồn: Internet)

Các loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn bởi chúng sẽ gây hình thành sẹo lồi khó định hình móng khi mọc mới:

  • Rau muống
  • Thịt gà
  • Gạo nếp: xôi,…
  • Hải sản: cá, tôm, mực,…

Các loại thực phẩm cần được bổ sung:

  • Rau xanh: súp lơ, cải,…
  • Trái cây: cam, bưởi, đu đủ,… 
  • Những món ăn nhiều dinh dưỡng: ngũ cốc, sữa,…
  • Thực phẩm giàu protein từ thịt, cá, trứng. Tuy nhiên cần tránh những loại thịt dễ gây viêm nhiễm và khiến vết thương bị sẹo lồi như xúc xích, khô bò, dăm bông, …
  • Các loại thực phẩm có nhiều selen và kẽm như nấm, dầu oliu, lòng đỏ trứng gà,… để hạn chế tình trạng nhiễm trùng cho móng. 

Cuối cùng, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng hoặc các loại thực phẩm chức năng uy tín trên thị trường để những tổn thương của móng có thể phục hồi nhanh hơn.

Bật móng chân bao lâu thì lành và có mọc lại được không?

Nếu chỉ bị bật móng chân nhẹ, lớp gian bào vẫn còn thì móng có thể mọc lại sau một khoảng thời gian chăm sóc kỹ lưỡng. Còn nếu lớp gian bào dưới móng bị tổn thương quá nghiêm trọng thì móng sẽ không mọc lại được nữa. 

Vì thế, để trả lời cho câu hỏi bật móng chân có mọc lại được không và bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như tổn thương nặng hay nhẹ, chế độ chăm sóc móng như thế nào, độ nhiễm trùng của móng,…

Thông thường cần khoảng 9 tháng để móng mọc lại hoàn toàn nếu bị bật toàn bộ móng chân. Tuy nhiên tình trạng này còn có các dấu hiệu nhiễm trùng thì tốc độ mọc của móng sẽ chậm hơn rất nhiều. 

Móng chân bị bật có mọc lại được không còn phụ thuộc vào tổn thương nặng hay nhẹ, có nhiễm trùng không
Móng chân bị bật có mọc lại được không còn phụ thuộc vào tổn thương nặng hay nhẹ, có nhiễm trùng không (Nguồn: Internet)

Hiện nay chỉ có thuốc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng chứ chưa có loại thuốc nào giúp kích thích mọc lại móng nếu mất đi lớp gian bào dưới móng. 

Một số lưu ý khi chăm sóc móng chân bị bật

Cần lưu ý một số điều này trong quá trình chăm sóc khi bị bật móng chân để giúp phục hồi những tổn thương nhanh hơn:

  • Trong khoảng thời gian đầu, bạn nên rửa vết thương bằng nước ấm 2 lần một ngày để loại bỏ bụi bẩn. Bạn cũng cần thay băng mới để tránh bị nhiễm trùng vết thương. 
  • Hạn chế tiếp xúc với nước ở phần móng bị bật, nếu không vết thương sẽ lâu lành hơn. Bạn nên băng bó móng chân và đi dép đảm bảo vết thương luôn được khô thoáng. 
  • Hạn chế tham gia các hoạt động cần vận động mạnh để tránh ảnh hưởng tới vết thương.
  • Khi nằm ngủ sẽ không tránh khỏi việc vô tình đụng vào vết thương. Do đó, bạn nên kê chân bằng gối cao để hạn chế tối đa nguy cơ va chạm gây cảm giác đau đớn.
  • Thoa vaseline để dưỡng ẩm và phục hồi vùng móng xung quanh.
Thoa các loại kem dưỡng ẩm xung quanh vùng móng giúp vết thương sớm phục hồi
Thoa các loại kem dưỡng ẩm xung quanh vùng móng giúp vết thương sớm phục hồi (Nguồn: Internet)

Phía trên là cách xử trí vết thương do bật móng chân và các bước chăm sóc chống viêm nhiễm cũng như chế độ ăn uống để vết thương được phục hồi nhanh hơn. Nếu như bạn thực hiện chăm sóc cẩn thận và bảo vệ vết thương đúng cách thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn và không để lại sẹo sau này.  

Enail.vn hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có thể xử lý an toàn, kịp thời những vết thương ở móng, giúp móng chân của bạn luôn chắc khỏe và thỏa sức Làm đẹp cho bộ móng của mình.

>>>Tham khảo thêm: móng chân bị hư; móng tay có đốm trắng; cắt móng chân

Tags: