Khi bạn có một cơ thể khỏe mạnh, móng tay của bạn sẽ có màu hồng nhạt, chắc khỏe khó bị gãy, bề mặt móng mịn không có dấu hiệu của sự thay đổi màu sắc, gờ rãnh ở các móng tay. Nhưng nếu như móng tay của bạn đột ngột thay đổi sắc tố trên móng, đồng thời có sự xuất hiện của các đốm trắng, những đóm rổ… thì có thể đây là dấu hiệu đáng báo động về sức khỏe của bạn đang có vấn đề, cần kiểm tra lại. Bên dưới đây là 12 dấu hiệu các bệnh về móng tay mà bạn không nên xem thường.
Móng tay có sọc đen
Nếu móng tay của bạn xuất hiện các dải sọc nâu đen dài, sọc đen có điểm xuất phát từ nếp móng tay đến bờ xa của móng, sọc đen có màu sắc tối, một trong những dấu hiệu của loại ung thư da rất nguy hiểm. Bạn nên đến Bệnh Viện da liễu để khám và nhận được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
Hình lưỡi liềm trên móng tay có kích thước lớn bất thường
Hình bán nguyệt trên các móng tay được coi là bình thường khi chỉ chiếm khoảng ⅓ của móng tay. Nếu hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn điều này chứng tỏ rằng rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về gan, tim mạch hoặc huyết áp thấp.
Đa phần, các vận động viên hoặc những người hay dành nhiều thời gian để vận động thể chất sẽ có hình lưỡi liềm trên móng tay có kích thước lớn bất thường. Tuy nhiên, đối với những người hoạt động thể thao ít nhưng lại có hình bán nguyệt lớn chứng tỏ rằng họ thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi.
Ngón tay út: Hình lưỡi liềm trên ngón áp út liên quan đến các hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể như thận, ruột non, tim. Nếu trên ngón áp út hình bán nguyệt có xu hướng lớn dần thì đó chính là dấu hiệu của huyết áp tăng cao.
Ngón tay áp út: Nếu hình bán nguyệt không xuất hiện trên ngón áp út rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hoá, sinh sản.
Ngón tay giữa: Ở vị trí này hình bán nguyệt sẽ liên quan đến não, hệ thống tim mạch. Nếu không thấy sự xuất hiện của hình lưỡi liềm có thể cho thấy rằng các vấn đề về mạch máu, huyết áp cao.
Ngón trỏ: Hình lưỡi liềm nằm trên ngón tay trỏ có khả năng biến mất hoặc giảm đi do chức năng của ruột, tuyến tụy.
Ngón cái: Sự liên quan đến các chức năng của phổi, lá lách.
Móng mềm yếu, dễ gãy
Nguyên nhân chính móng tay mềm yếu, dễ gãy thường do thiếu hụt các loại vitamin, protein, sắt, canxi, kẽm… Thêm vào đó, các móng tay thường xuyên trong trạng thái ẩm ướt, tiếp xúc nhiều loại hoá chất, các loại bệnh lý khác.
Nếu hiện trạng Sức Khoẻ không có gì nghiêm trọng, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho các thể ví dụ như hải sản, trứng sữa… giúp móng chắc khỏe, hồng hào.
Móng tay bị vàng
Đây là tình trạng khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng bởi sắc tố của móng tay gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân chính là do khi sơn móng tay đã bỏ qua lớp sơn bảo vệ móng, hoặc do thói quen hút thuốc móng tay sẽ chuyển sang màu vàng.
Nếu móng tay của bạn xuất hiện tình trạng chuyển sang màu vàng, dày lên… Có thể rằng bạn đang mắc các bệnh về móng tay như tăng carotene máu, bệnh lý về da, vàng da (Hô hấp, viêm khớp dạng thấp cũng là những nguyên nhân chính gây vàng móng, cần được điều trị sớm).
Móng tay bị lồi lên
Các bệnh về móng tay luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người, khi móng tay của bạn có dấu hiệu bị lồi lên thì đây sẽ là triệu chứng của bệnh ung thư phổi, dẫn đến thiếu đi lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường.
Móng tay bị lõm
Móng tay bị lõm có thể do cơ thể của bạn bị thiếu sắt, thiếu máu. Khi đó, móng có tình trạng dẹp hẳn xuống thay vì nhô cao như bình thường.
Móng tay bị bong tróc
Móng tay có triệu chứng bị bong tróc dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Bệnh có tình trạng ngứa, khô da, xuất hiện những rìa đỏ hoặc hồng. Móng tay có thể nhẹ, dễ hồi phục nhưng nếu chăm sóc không đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Móng tay có màu xanh đen
Các bác sĩ cho biết móng tay có màu xanh đen là những biểu hiện của việc các ngón tay không nhận được đủ lượng máu chứa oxy. Đồng thời, điều này còn cho thấy sự lưu thông máu có thể không đủ tốt do phổi không bơm đủ oxy vào máu để cung cấp cho toàn bộ cơ thể,
Rỗ trên móng tay
Trên bề mặt móng tay của bạn xuất hiện những đốm nhỏ, loang ra khắp bề mặt móng tay. Dấu hiệu của bệnh vẩy nến, eczema, viêm khớp…
Móng tay bị sần sùi
Khi sờ vào bề mặt của móng có cảm giác sần sùi là dấu hiệu cơ thể mắc các bệnh nấm móng, do thường xuyên để móng trong tình trạng bị ẩm ướt.
Móng tay bị thâm tím
Khi không có sự va chạm nào nhưng móng tay của bạn đột nhiên chuyển sang màu tím đen nguyên nhân là do mắc các bệnh về tim, phổi, hen suyễn… dẫn đến quá trình trao đổi oxy kém.
Móng tay bị dày lên
Một trong các loại bệnh về móng tay thường mắc phải nhất đó chính là móng tay bị dày lên, do bị viêm nhiễm nấm. Các dấu hiệu để nhận biết là móng tay có màu vàng nhạt, mọc chậm và có những đường sọc dọc.
Phía trên là các bệnh về móng tay thường thấy mà bạn có thể mắc phải. Những biến đổi trên cơ thể nói chung và móng tay nói riêng đều có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn quan tâm, theo dõi cơ thể thường xuyên nhé!
>>>Tham khảo thêm: móng tay có đốm trắng; móng tay bị rổ; móng tay bị lõm