Bạn có thắc mắc móng tay có màu trắng đục là biểu hiện của bệnh gì hay không? Nếu có bệnh thì nguyên nhân gây ra là do đâu? Cách phục tình trạng này hiệu quả phải làm những gì? Cùng Enail tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao móng tay có màu trắng đục?
Tình trạng móng tay có màu trắng dục được xác định là do nhiều nguyên nhân gây ra, có nguyên nhân chủ động và nguyên nhân ngoài tác động.
Các nguyên nhân này bao gồm:
- Tổn thương móng tay: những tác động lên móng tay như bị tai nạn, bị đè, bị đập… lên móng đều làm tổn thương móng. Những vết màu trắng đục có thể xuất hiện từ việc này với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
- Hóa chất: một số loại hóa chất khi tiếp xúc với móng tay sẽ xảy ra phản ứng khiến móng tay xuất hiện màu trắng đục trên một phần móng hoặc toàn bộ móng. Hóa chất này thường có trong: nước rửa chén, sơn móng tay, nước rửa móng, nước rửa tay,… là những hoạt động thường ngày.
- Nhiễm bệnh: bệnh có tên là Leukonychia – đốm trắng ở móng. Khi bị nhiễm bệnh thì một phần hoặc toàn bộ móng xuất hiện những đốm trắng.
- Thiếu chất: cơ thể thiếu một số chất như: kẽm, protein, canxi… cũng làm xuất hiện những đốm màu trắng đục trên móng tay.
Móng tay có màu trắng đục là bệnh gì?
Muốn xác định móng tay có màu trắng đục là biểu hiện của bệnh gì cần căn cứ vị trí đốm trắng xuất hiện trên móng.
Bạn có thể tham khảo một số vị trí xuất hiện đốm trắng trên móng như:
- Móng tay xuất hiện đốm màu trắng đục có thể bị bệnh gan.
- Móng tay xuất hiện màu trắng một nửa, nửa còn lại là màu hồng có thể bị bệnh thận.
- Móng tay xuất hiện đốm trắng xen lẫn đốm tím có thể bị bệnh tim…
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những chẩn đoán ban đầu, để xác định cụ thể mang tính chắc chắn cần phải thực hiện thăm khám tư vấn bác sĩ.
Cách khắc phục móng tay có màu trắng đục
Việc khắc phục tình trạng móng tay có màu trắng đục hiệu quả phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo:
Khắc phục móng tay có màu trắng đục ở trẻ
Với trẻ em, việc áp dụng bất cứ phương pháp nào cũng cần đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Da tay và móng trẻ em vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, những tác động để điều trị và chăm sóc nên có sự kiểm soát về chuyên môn và chất lượng.
- Sử dụng kem thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và cách thoa theo hướng dẫn để đạt kết quả. Việc tự ý dùng thuốc, hoặc thay đổi cách dùng và thời gian dùng đều không mang lại hiệu quả điều trị. Nếu tình trạng nặng còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến móng tay cũng như sức khỏe của trẻ.
- Loại bỏ các thực phẩm, đồ dùng gây nên tình trạng dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe móng tay của trẻ.
- Bổ sung dưỡng chất cho móng tay thông qua việc tăng dinh dưỡng sữa mẹ, sữa công thức mà trẻ dùng.
Cần lưu ý, với tình trạng móng tay có màu trắng đục ở trẻ nhỏ thường là sẽ tự hết, tự lành theo thời gian. Nếu được xác định là trường hợp lành tính thì chỉ cần kiên nhẫn đợi sự thay đổi ở móng tay mà thôi.
Khắc phục móng tay có màu trắng dục ở người lớn
Đối với trường hợp người lớn, khi móng tay có màu trắng là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý liên quan. Lúc này, bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục đơn giản:
- Các loại tinh dầu: tinh dầu tràm, tinh dầu cam, tinh dầu chanh… có tác dụng dưỡng móng, làm trắng móng, làm mờ dần đi những vết đốm trắng đục. Để sử dụng bạn có thể chọn thoa trực tiếp lên móng hoặc pha loãng với nước sạch để ngâm móng. Dù áp dụng theo hình thức nào cũng cần đảm bảo sự kiên trì vì hiệu quả của cách làm này thay đổi dần theo thời gian.
- Bột baking soda: sử dụng hỗn hợp bột baking soda pha với Peroxide, Epsom hòa cùng nước muối để tạo nên dung dịch loại trừ vết đốm màu trắng đục ở móng. Nên ngâm móng tay trong dung dịch từ 10-15 phút để phát huy tác dụng của dung dịch.
- Điều chỉnh và bổ sung dinh dưỡng: việc chủ động loại bỏ những thực phẩm không tốt và bổ sung thực phẩm tốt cũng góp phần cải thiện tình hình móng tay có màu trắng đục.
Tình trạng móng tay có màu trắng đục cũng không quá nguy hiểm nếu được xác định do những tác động gây nên. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là hãy chủ động tìm hiểu kỹ nguyên nhân để từ đó có những cách khắc phục để có được đôi bàn tay khỏe mạnh, mượt mà.
>>>Tham khảo thêm: