Nhận biết tình trạng sức khỏe qua màu sắc của móng chân

Màu sắc móng chân có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn. Móng chân khỏe mạnh bình thường sẽ có nền màu đỏ hồng bởi nó được mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Vì vậy, bạn nên chú ý màu sắc của móng nếu như xuất hiện màu sắc bất thường thì […]

Đã cập nhật 22 tháng 8 năm 2022

Bởi Bá An

Nhận biết tình trạng sức khỏe qua màu sắc của móng chân

Màu sắc móng chân có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn. Móng chân khỏe mạnh bình thường sẽ có nền màu đỏ hồng bởi nó được mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng. Vì vậy, bạn nên chú ý màu sắc của móng nếu như xuất hiện màu sắc bất thường thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề về sức khỏe. Cùng Enail.vn tìm hiểu móng chân bị tím là bệnh gì. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khác như đốm trắng ở móng, móng bị vàng, đen và cách điều trị. 

Móng chân khỏe mạnh sẽ có nền màu đỏ hồng bởi nó được mao mạch ở hạ bì nuôi dưỡng (Nguồn: Internet)

Móng chân bị tím là bệnh gì?

Móng chân bị tím bởi một số nguyên nhân sau: 

  • Bị tụ máu: Theo Men’s Health, móng chân bị tím cho thấy bạn đang bị tụ máu, có vết bầm dưới móng. Tiến sĩ Miguel Cunha, nhà sáng lập Gotham Footcare (New York) cho biết: “Các mạch máu nhỏ chảy máu bên dưới móng chân bị nhuộm màu tối hơn. Điều này là do chấn thương móng chân ví dụ như bị vật thể nặng rơi vào hoặc bị đè nén quá lâu”. 
  • Các bệnh lý về phổi: Móng chân bị tím cũng là một dấu hiệu của bệnh rối loạn phổi. Vấn đề này thường gặp ở những người hút thuốc lá lâu ngày dẫn đến nguy cơ mắc bệnh phổi cao.
  • Thiếu oxy: Nếu móng chân nhận được ít oxy hơn so với nhu cầu cũng sẽ dẫn đến việc móng bị tím do quá trình lưu thông máu chưa tốt. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đau ở ngón chân hoặc móng chân. 
Móng chân bị tím là bệnh gì
Móng chân bị tím là bệnh gì? Đầu ngón chân bị tím cho thấy bạn đang bị tụ máu, có vết bầm dưới móng (Nguồn: Internet)

Khi móng chân bị bầm tím cho chấn thương thì bạn có thể đợi một khoảng thời gian dài cho đến khi móng mới mọc ra và thay thế hoàn toàn móng cũ. Nếu tình trạng quá nặng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tháo móng và điều trị.

Còn móng bị tím cho các vấn đề về phổi hoặc tuần hoàn máu thì bạn nên đến Bệnh Viện để khám và điều trị kịp thời.

Móng chân có đốm trắng hoặc bị trắng bệch

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng chân có đốm trắng hoặc bị trắng bệch là:

  • Thiếu dinh dưỡng: Khi móng chân của bạn xuất hiện những đốm trắng hoặc trắng bệch thì có thể cơ thể bạn đang thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin C, kẽm, canxi, protein, kali,…
  • Nấm móng: Khi bị nấm móng chân của bạn xuất hiện các đốm trắng nhỏ sau đó sẽ lan rộng dần ra. Lúc này, móng chân sẽ dày hơn và có kẽ hở dưới móng làm cho bạn cảm thấy đau đớn. 
  • Áp lực: Móng chân xuất hiện đốm trắng khi bạn mang giày quá chật làm ngón chân phải chịu áp lực của mũi giày liên tục. Điều này làm bạn bị thiếu máu hoặc protein dẫn đến tình trạng mệt mỏi, yếu cơ.
  • Khô móng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị đốm trắng ở móng. Các chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng chất tẩy móng có chứa cồn làm móng bị khô.
Khi móng chân xuất hiện những đốm trắng hoặc trắng bệch thì cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng
Khi móng chân xuất hiện những đốm trắng hoặc trắng bệch thì cơ thể đang thiếu các chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Nếu các đốm trắng xuất hiện ở móng do chấn thương, bạn nên bổ sung thêm vitamin, protein và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm bạn nên có trong bữa ăn hàng ngày là cá hồi, đậu, sữa, cải ngọt, trứng, yến mạch, mồng tơi, rau ngót,…

Còn đối với trường hợp bị nấm móng hoặc nhiễm trùng thì bạn nên sử dụng găng tay, ủng cao su khi phải làm việc tiếp xúc với hóa chất.

Móng chân màu vàng hoặc nâu

Móng chân bị màu vàng hoặc nâu bởi một số nguyên nhân sau: 

  • Các bệnh lý về hệ hô hấp hoặc hệ bạch huyết: Móng bị vàng hoặc nâu khi hệ hô hấp hoặc bạch huyết có vấn đề. Điều này có thể do biến chứng của căn bệnh tiểu đường.
  • Nấm móng: Điều này thường xảy ra khi bạn mang giày bị ướt trong một khoảng thời gian dài. Những đôi giày ướt là môi trường hoàn hảo cho loại nấm mốc phát triển. Khi bị nấm phần da xung quanh sẽ bị nhiễm trùng, nếu tình trạng này càng nghiêm trọng, móng chân của bạn sẽ chuyển màu vàng hoặc nâu, giòn và dễ gãy hơn.
Móng bị vàng hoặc nâu khi hệ hô hấp hoặc bạch huyết có vấn đề
Móng bị vàng hoặc nâu khi hệ hô hấp hoặc bạch huyết có vấn đề (Nguồn: Internet)

Để điều trị trình trạng này còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ khám và kê cho bạn các loại thuốc bôi nếu bệnh nhẹ hoặc kê đơn thuốc chống nấm cho những trường hợp nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nấm móng còn có thể được điều trị bằng tia laser thay vì dùng thuốc. Phương pháp dùng laser để tiêu diệt nấm có một ưu điểm nổi bật là không làm hỏng móng và phần mô xung quanh.

Móng chân có màu đen

Móng chân có màu đen do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do:

  • Va đập: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm móng chân bị màu đen. Những va đập mạnh làm cho các mạch máu dưới móng chân bị vỡ và tích tụ lại. Khi bị tình trạng này bạn sẽ có cảm giác đau đớn.   
  • Các bệnh lý về sức khỏe tiềm ẩn: Móng màu đen cảnh báo cơ thể đang thiếu B12, đang gặp các vấn đề về thận, gan, thiếu máu, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch. Nếu tình trạng móng chân bị đen lâu ngày không hết bạn nên tới Bệnh Viện gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân cụ thể và tìm cách điều trị kịp thời.
  • Nhiễm nấm: Móng chân bị đen còn là do nhiễm nấm bẩn. Nấm phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt như trong giày, ủng,…. Nấm ban đầu sẽ phát sinh từ bàn chân sau đó lây lan đến phần móng và gây đổi màu móng.
  • Ung thư hắc tố da (melanoma): Đây là một loại ung thư da nguy hiểm, ban đầu thường xuất hiện trước một vài điểm tối màu trên da. Điểm này có thể nằm ở bên dưới phần móng. Nếu bạn phát hiện móng chân bị các vết màu tối như màu đen nhưng không gặp phải chấn thương hay không có cảm giác đau thì nên đến Bệnh Viện khám ngay.
móng chân bị tím là bệnh gì
Va đập mạnh làm cho các mạch máu dưới móng chân bị vỡ và tích tụ lại nên móng có màu đen (Nguồn: Internet) 

Nếu móng chân bị đen là do chấn thương thì bạn chỉ cần đợi một khoảng thời gian để nó biến mất khi móng mới phát triển. Tuy nhiên nếu móng chân mới đã mọc dài ra như bình thường mà móng chân vẫn bị đen thì bạn nên đến Bệnh Viện kiểm tra bởi đây là dấu hiệu của các bệnh lý.

Nếu bị đen móng cho nhiễm nấm mức độ nhẹ thì bạn có thể dùng thuốc bôi. Còn nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng thì bạn nên sử dụng thuốc chống nấm theo đơn kê của bác sĩ hoặc điều trị bằng liệu pháp laser cho an toàn.

Qua bài viết trên, các bạn cũng đã biết được các dấu hiệu bất thường qua màu sắc của móng chân. Vì vậy, hãy chú ý các tình trạng này để nhận biết sớm các bệnh lý nếu gặp phải và có biện pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc bộ móng của mình khỏe mạnh hơn.

>>>Xem thêm: Sơn móng tay có hại không; cách gỡ móng giả; sơn bóng móng tay