Bật mí bí quyết mở tiệm nail nhỏ thành công

Thời gian gần đây, làm nail là nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi và khởi nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tiệm nail được mở ra và không phải ai mở tiệm cũng thành công. Enail.vn sẽ bật mí đến bạn bí quyết mở tiệm nail nhỏ thành công. Hãy cùng tham […]

Đã cập nhật 23 tháng 7 năm 2022

Bởi Bá An

Bật mí bí quyết mở tiệm nail nhỏ thành công

Thời gian gần đây, làm nail là nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi và khởi nghiệp. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tiệm nail được mở ra và không phải ai mở tiệm cũng thành công. Enail.vn sẽ bật mí đến bạn bí quyết mở tiệm nail nhỏ thành công. Hãy cùng tham khảo nhé!

Thực trạng nghề nail hiện nay tại Việt Nam

Khoảng 10 năm trở lại đây, ngành nail ở nước ta có xu hướng phát triển mạnh. Bất kỳ nơi đâu, từ mặt tiền đường lớn cho đến các đường hẻm, tiệm nail xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đã chứng tỏ nhu cầu Làm đẹp của phụ nữ nhất là làm nail ngày càng gia tăng. Phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến vẻ ngoài của mình và sẵn sàng dành thời gian chăm chút, sửa soạn. 

Bên cạnh đó, các trung tâm dạy nghề nail, các cửa hàng mở các khóa học nghề từ cơ bản đến nâng cao. Một nguồn nhân lực nghề nail dồi dào sẵn sàng phục vụ cho ngành này. 

Mở tiệm nail nhỏ cần chuẩn bị những gì?

Tuy phát triển rầm rộ là thế, nhưng một khi đã quyết định mở tiệm nail và mong muốn hoạt động thành công thì bạn cũng phải chuẩn bị những điều cần thiết. 

Thuê mặt bằng khi mở tiệm nail nhỏ

Thuê mặt bằng chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của tiệm. Địa điểm đặt tiệm nên ưu tiên lựa chọn gần khu dân cư đông đúc, văn phòng,… để có thể tăng lượng khách hàng. Bạn cũng cần cân nhắc giá cả thuê mặt bằng theo từng vị trí sao cho phù hợp với tài chính đầu tư ban đầu của mình.

Mặt bằng là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng quyết định sự thành công của tiệm.
Mặt bằng là yếu tố đầu tiên và rất quan trọng quyết định sự thành công của tiệm. (Nguồn: internet)

Bảng hiệu

Bảng hiệu được thiết kế bắt mắt sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Bạn nên thuê công ty chuyên về thiết kế, lắp đặt bảng hiệu để thực hiện trọn gói cho tiệm nail. Có hai loại bảng hiệu mà bạn có thể tham khảo trang bị cho tiệm là biển hiệu ngang và biển hiệu hai bên hông. Các bảng hiệu góp phần cung cấp thông tin tiệm, điểm nhận biết tiệm và thu hút khách hàng. 

Đặt tên cho tiệm cũng rất quan trọng.
Đặt tên cho tiệm cũng rất quan trọng. (Nguồn: internet)

Cơ sở vật chất khi mở tiệm nail nhỏ

Cơ sở vật chất cần trang bị cho một tiệm nail gồm: bàn ghế, tủ đựng đồ, tủ quầy và các thiết bị phụ trợ như điều hòa không khí, đèn trang trí, khăn lau móng,… Tùy theo quy mô tiệm và điều kiện tài chính mà bạn trang bị cơ sở vật chất cho phù hợp.

Tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất cho tiệm phù hợp.
Tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất cho tiệm phù hợp. (Nguồn: internet)

Phụ kiện

Phụ kiện ngành nail bạn cần chuẩn bị bao gồm: các loại sơn, kềm, đèn LED, máy mài,… Để tiệm có được thiện cảm của khách hàng, bạn nên chú ý sắp xếp các vật dụng, phụ kiện ngăn nắp, sạch sẽ. Với không gian tiệm được chăm chút sẽ giúp bạn để khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của cửa tiệm.

Cách bày trí phụ kiện thể hiện sự chuyên nghiệp của tiệm. (Nguồn: internet)

Nhân viên

Do tiệm nail nhỏ nên bạn cần phải tìm được những nhân viên có tay nghề, am hiểu về ngành nail để đảm bảo dịch vụ. Bạn có thể tìm đến các trường đào tạo nghề, các cộng đồng tuyển việc làm nail để tìm những thợ nail giỏi cho tiệm. Một số tiệm nail hiện nay vừa cung cấp dịch vụ vừa nhận học viên để đào tạo. Đây là nguồn nhân lực mà bạn có thể tận dụng cho cửa tiệm của mình. 

Nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề góp phần mang lại thành công cho cửa tiệm
Nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề góp phần mang lại thành công cho cửa tiệm. (Nguồn: internet)

Bí quyết mở tiệm nail nhỏ

Chia sẻ cùng bạn một số bí quyết để mở một tiệm nail nhỏ hoạt động hiệu quả.

Đăng ký giấy phép kinh doanh

Đây là việc đầu tiên bạn cần phải thực hiện khi quyết định mở tiệm nail để kinh doanh. Thủ tục đăng ký rất đơn giản, hồ sơ gồm có: đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu), chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hợp đồng thuê cửa hàng.

Đăng ký kinh doanh là thủ tục cần thực hiện khi mở tiệm nail. (Nguồn: internet)

Lên kế hoạch

Khi công việc được lên kế hoạch thì dự định mở tiệm nail nhỏ của bạn sẽ đơn giản và thuận lợi hơn. Kế hoạch càng chi tiết bạn sẽ có định hướng rõ ràng để thực hiện. Đặc biệt, dựa vào kế hoạch, bạn còn kiểm soát được chất lượng, tài chính, nhân sự… cũng như ngăn ngừa những rủi ro, khó khăn có nguy cơ xảy ra khi vận hành cửa tiệm. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ chuyên gia, các anh chị đi trước tư vấn để có được kế hoạch mở tiệm nail nhỏ hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa tiệm nail rất quan trọng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cửa tiệm nail rất quan trọng. (Nguồn: internet)

Trình độ tay nghề của nhân viên

Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn đảm bảo chất lượng dịch vụ của cửa tiệm với khách hàng. Nhân viên là thợ đã lành nghề, có kiến thức và am hiểu về nghề nail sẽ hạn chế được rủi ro và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Trình độ của nhân viên khẳng định chất lượng dịch vụ của cửa tiệm.
Trình độ của nhân viên khẳng định chất lượng dịch vụ của cửa tiệm. (Nguồn: internet)

Kế hoạch marketing

Trước khi mở tiệm nail, bạn cần thông báo cho bạn bè, người thân biết để đến ủng hộ. Bên cạnh đó, bạn cần có kế hoạch marketing bài bản để đảm bảo khách hàng đã hiểu rõ tất cả các thông tin về tiệm nail. Gợi ý cho bạn là nên tận dụng mạng xã hội để PR cho cửa tiệm. Đây là cách làm hiệu quả được nhiều cửa tiệm đã thực hiện.

Bạn cần quan tâm công tác quảng cáo để nhiều người biết đến cửa tiệm.
Bạn cần quan tâm công tác quảng cáo để nhiều người biết đến cửa tiệm. (Nguồn: internet)

Những yếu tố giúp mở tiệm nail nhỏ thành công

Cùng theo dõi những yếu tố cần có để một tiệm nail nhỏ hoạt động thành công và hiệu quả. 

Bắt trend

Cập nhật xu hướng mới để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng chính là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần thực hiện. Một số gợi ý như: tối ưu hóa những gì đang có mà đối thủ không thể thực hiện được, nắm bắt thị hiếu khách hàng, cập nhật những xu hướng làm đẹp mới, cập nhật mẫu nail mới, cập nhật sản phẩm mới…

Luôn nắm bắt xu thế làm đẹp để thu hút khách hàng.
Luôn nắm bắt xu thế làm đẹp để thu hút khách hàng. (Nguồn: internet)

Liên tục nâng cao tay nghề

Khi đã bắt tay vào kinh doanh nghề nail, bạn và cả các nhân viên cần có kiến thức và am hiểu về nghề này. Tay nghề không chỉ nên dừng lại ở việc lấy da, làm sạch, chăm sóc móng mà còn phải biết trang trí, tạo kiểu cho móng, cách phối hợp màu sắc thẩm mỹ để tạo nên những mẫu nail độc đáo. Vì vậy, bạn và nhân viên nên chủ động học hỏi liên tục, nâng cao tay nghề để phục vụ khách hàng của mình ngày một tốt hơn.

Thường xuyên trau dồi, học hỏi để nắm bắt thị hiếu khách hàng.
Thường xuyên trau dồi, học hỏi để nắm bắt thị hiếu khách hàng. (Nguồn: internet)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đây là yêu cầu cần có của một chủ tiệm nail. Bởi trong quá trình kinh doanh bạn sẽ tiếp xúc nhiều đối tượng khách hàng, gặp nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cần phải có sự bình tĩnh và có kỹ năng để xử lý tốt mọi tình huống. Kinh nghiệm dành cho bạn là cần xử lý dứt điểm mọi vấn đề, tránh trường hợp gây ra tình huống mới phức tạp làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tiệm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn quản trị cửa hàng tốt.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn quản trị cửa hàng tốt. (Nguồn: internet)

Ước tính chi phí cần bỏ ra khi mở tiệm nail nhỏ

Để mở tiệm nail nhỏ, các chi phí bạn sẽ phải đầu tư như sau:

– Chi phí thuê mặt bằng, trang trí tiệm, đặt bảng hiệu: đây là khoản chi phí ban đầu mà cửa tiệm nào cũng phải thực hiện. Trong trường hợp bạn mở tiệm tại nhà thì khoản phí này có thể tiết kiệm.

– Chi phí mua trang thiết bị: tùy vào tài chính đầu tư ban đầu mà bạn trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị làm nail phù hợp về mặt chất lượng, mẫu mã, thương hiệu. 

– Chi phí cho công tác marketing, PR: Bên cạnh việc khai thác nguồn khách hàng là bạn bè, người thân, bạn cũng nên dành tài chính cho việc thực hiện các hoạt động quảng cáo tiếp thị để có khách hàng mới cho tiệm. Ngoài ra, chi phí này còn có chi phí in card visit, bảng giá dịch vụ, đồng phục cho nhân viên… để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho cửa tiệm của bạn.

– Chi phí trả lương cho nhân viên: Khi đã xác định mở tiệm nail kinh doanh lâu dài có nguồn lợi nhuận, bạn cần thuê từ 1-2 nhân viên làm việc chung. Cách trả lương cho thợ là căn cứ theo tay nghề của thợ cộng với chế độ thưởng để khuyến khích thợ làm việc gắn bó hơn với tiệm.

Như vậy, tổng chi phí ban đầu bạn cần đầu tư để mở tiệm nail là khoảng từ 70 triệu đến 150 triệu. Ngoài ra, bạn cũng cần dự phòng thêm từ 10 triệu đến 30 triệu đồng cho những trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch. 

Năng lực tài chính tốt giúp bạn vững vàng khi lập nghiệp với nghề nail.
Năng lực tài chính tốt giúp bạn vững vàng khi lập nghiệp với nghề nail. (Nguồn: internet)

Để mở tiệm nail nhỏ thành công, bạn sẽ phải đảm bảo nhiều yếu tố ảnh hưởng. Mỗi yếu tố này khi được thực hiện bài bản sẽ giúp tiệm nail của bạn ngày một phát triển. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều thông liên quan bổ ích về nghề nail hoặc các mẫu nail xu hướng tại website Enail.vn

Xem thêm: review tiệm nail