Dũa móng tay là dụng cụ gì? Làm sao để dũa móng tay đúng cách và an toàn cho móng là điều luôn khiến cho các chị em phải băn khoăn. Trong bài viết dưới đây, Enail sẽ đem đến cho các nàng các mẹo dũa móng tay đúng cách, đơn giản mà đẹp chuẩn salon.
Dụng cụ dũa móng tay
Dũa móng tay là dụng cụ Làm đẹp không thể thiếu khi làm nail. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dũa khác nhau về kiểu dáng, kích thước và chất liệu. Vì vậy, để chọn được loại dũa phù hợp với nhu cầu sử dụng hãy lưu ý một số điều dưới đây:
Chỉ số grit – tiêu chuẩn bề mặt của dũa móng tay
Đây là yếu tố quan trọng nhất để đo lường chất lượng của một chiếc giũa móng. Chỉ số grit phản ánh chất lượng của bề mặt dũa, số lượng các hạt mài mòn trên 1 inch nhiều hay ít và dũa móng mịn hay thô. Nếu chỉ số grit càng thấp thì chiếc dũa càng thô và ngược lại.
Ví dụ: một chiếc dũa có 400 grit thì sẽ có các hạt mài mòn với độ mịn cao hơn chiếc giũa 80 grit, nếu không xem xét kỹ về độ thô của dũa thì chúng có thể làm ảnh hưởng tới móng thật của bạn.
Cấp độ grit phản ánh chất lượng dũa
Khi dùng dũa móng tay cần lưu ý các cấp độ grit để sử dụng cho phù hợp.
Đối với loại có cấp độ từ 80 đến 100 grit là loại thô nhất. Chúng ta không nên dùng loại này cho móng tay của mình, sẽ làm móng giòn và dễ gãy. Chỉ số grit ở cấp độ này thường dùng để tạo hình cho móng giả và móng bột.
- Dũa có cấp độ từ 150 đến 180 grit: chỉ số này cơ bản phù hợp với móng thật, tuy nhiên nếu móng tay của bạn khá yếu hãy dùng các loại dũa móng tay có độ mịn cao hơn.
- Dũa móng tay có cấp độ từ 240 đến 280 grit: khá mềm mịn, thích hợp với móng mỏng yếu hay đánh bóng, tạo khối cho móng giả. Bên cạnh đó, loại dũa móng này còn được sử dụng để làm sạch lớp biểu bì.
- Dũa có cấp độ từ 500 grit: vô cùng êm mịn, chủ yếu dùng để chỉnh sửa móng và đánh bóng bề mặt móng acrylic hoặc móng gel.
- Phân biệt chất liệu và hình thức của các loại dũa móng tay
Các loại dũa hiện nay có rất nhiều kiểu dáng và kết cấu khác nhau như: kim loại, thủy tinh, giấy nhám. Tuỳ vào mỗi chất liệu sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
- Buffing block: được sử dụng để đánh bóng hay làm sáng móng, có dạng hình khối đa chiều. Trên mỗi cạnh của dũa sẽ được phân chia theo từng chỉ số khác nhau, tương ứng với từng mục đích sử dụng cho móng.. Chỉ cần mua một chiếc dũa móng tay Buffing block là bạn có thể chăm sóc cho cả bộ móng của mình.
- Emery board: đây là loại dũa 2 mặt phẳng, được sử dụng khá phổ biến với chất liệu bằng giấy nhám, vì vậy giá thành khá rẻ nhưng độ bền kém. Do các chỉ số grit của các cạnh có cùng độ thô mịn khác nhau nên dùng được cho cả móng thật và móng nhân tạo. Tuy nhiên, nếu bạn chọn loại dũa này hãy chú ý đến loại có chỉ số grit từ 220 hoặc cao hơn để sử dụng.
- Disposable emery board: đây là loại dũa móng tay tương tự như emery board nhưng không có chỉ số grit và dùng một lần. Bạn cũng không nên sử dụng cho móng thật vì bề mặt loại dũa này thường thô.
- Crystal file hay glass file: đây là loại dũa thường có chỉ số grit khá cao, độ mịn tốt làm bằng pha lê hay thủy tinh nên thường được dùng cho móng thật. Tuy nhiên loại này thường có giá thành cao, do đó bạn nên thay thế bằng loại dũa emery board với chỉ số grit tương tự.
- Metal file: đây là loại dũa bằng kim loại, khi bạn mua dụng cụ làm móng thường được bán kèm theo. Tuy nhiên metal file không được khuyến khích sử dụng vì có thể làm tổn thương cho móng thật của bạn.
- Electric nail files: là loại dũa móng tay điện và có hình dạng như một cái máy khoan. Đây là dụng cụ tốt nhất để sửa móng nên thường được sử dụng ở các tiệm nail.
Hướng dẫn dũa móng tay đúng cách
Trước khi chuẩn bị dũa móng tay, bạn cần chọn một chiếc dũa mềm có chỉ số grit cao để ngăn ngừa việc rách móng (chiếc dũa khoảng 240 grit là loại thường được chọn để sử dụng nhất). Khi dũa bạn cần thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: đặt dũa vuông góc với móng, dùng dũa để dũa phần đỉnh của móng.
- Bước 2: khi dũa bạn cần lưu ý giữ song song với cạnh bên của móng và dũa đều hai bên, không nên dũa một bên sẽ làm ảnh hưởng đến form dáng móng
- Bước 3: sau cùng bạn cần điều chỉnh dũa để bo tròn các góc theo kiểu dáng mà bạn mong muốn
Trong quá trình dũa móng tay bạn cần lưu ý:
- Cần phải tỉ mỉ, tập trung, nếu không bạn sẽ làm ảnh hưởng đến form của chiếc móng mà bạn muốn tạo nên.
- Khi thực hiện, nên dũa theo hướng ra phía giữa của móng, sau đó tạo hình móng cho phù hợp. Khi dũa cần giữ thẳng chiếc dũa, tránh dùng theo kiểu kéo cưa sẽ làm mỏng và yếu móng. Chú ý hai bên mép móng rất nhạy cảm và dễ gãy không nên dũa nhiều vào vị trí này. Nếu đã lỡ dũa móng quá ngắn hãy “chữa cháy” bằng cách sử dụng sơn móng màu nude trung tính sẽ tạo ra cảm giác móng dài hơn so với thực tế của nó.
Một số form móng đẹp
Dưới đây là một số mẫu form móng đẹp mà bạn có thể tham khảo.
- Móng Tay Square (Móng vuông): là mẫu móng với hình dáng phần cạnh móng có đầu vuông nhọn hoặc vuông tròn. Kiểu dáng này sẽ phù hợp với những cô nàng có bản móng hơi to một chút.
- Móng Squared oval quouval (Móng vuông bầu): là sự kết hợp giữa móng vuông và móng oval. Khi cắt móng bạn chỉ cần dùng kềm vát nhẹ hai đầu móng, tuy nhiên bạn cần chú ý cắt thật nhẹ và tỉ mỉ, để tạo ra một form móng đẹp và sắc nét. Sau khi cắt xong, hãy dùng dũa tạo một đường cong vừa phải cho hai bên đầu móng.
- Móng Oval (Móng tròn): phù hợp với những bạn nữ có ngón tay ngắn và mũm mĩm vì sẽ giúp đôi bàn tay dài và trông mảnh dẻ hơn. Khi dũa móng kiểu này bạn chỉ cần vót trọn phần đầu móng nên thực hiện sẽ nhanh và đơn giản hơn các loại khác.
- Móng Almond (Móng hạnh nhân): là kiểu móng có hình dáng giống hạt hạnh nhân. Khi dũa móng theo form này, bạn cần chú ý đến độ dài nhất định để tạo dáng móng. Phần đầu móng nên chú ý vót nhọn hơn móng bầu dục một chút.
- Móng rounded (Móng vòng cung): dũa móng theo kiểu này phù hợp với những cô nàng muốn giữ móng tay ngắn gọn gàng và sạch sẽ.
- Móng stiletto (Móng Giày cao gót): đây là kiểu móng dài vô cùng ấn tượng, thích hợp cho các buổi tiệc tùng. Những quý cô muốn đôi tay trở nên thanh mảnh hơn thì đây chắc hẳn là một lựa chọn không thể bỏ qua.
- Mountain (Móng Đỉnh núi): kiểu dáng này tương tự như mẫu móng stiletto, tuy nhiên phần móng sẽ ngắn hơn về độ dài. Đặc biệt, với form móng này sẽ không bị vướng víu và tiện lợi hơn trong sinh hoạt thường ngày.
- Móng Ballet (Móng Nữ diễn viên múa Ballet): kiểu móng tay này được phát triển từ kiểu móng stiletto với đầu hình vuông. Mũi móng nhìn giống như hình dáng của mũi giày dùng để múa ba-lê.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách dũa móng đơn giản và chuẩn salon. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc dũa móng tay đúng cách. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào website Enail.vn để tìm đọc thêm các bài viết về chăm sóc và làm đẹp móng tay.
Xem thêm: móng tay có màu trắng đục, nail chân đẹp, các hãng sơn gel nổi tiếng