Gợi ý các phương pháp chữa nấm móng tay an toàn và hiệu quả

Nhiễm nấm móng tay khiến nhiều người khó chịu, bệnh rất dễ lây lan và tái phát. Vì vậy, khi chữa nấm móng tay cần kiên trì và tuân theo các quy định để có được kết quả như mong muốn. Contents hide 1 Nấm móng tay là gì? 2 Nguyên nhân gây ra nấm […]

Đã cập nhật 30 tháng 6 năm 2022

Bởi Bá An

Gợi ý các phương pháp chữa nấm móng tay an toàn và hiệu quả

Nhiễm nấm móng tay khiến nhiều người khó chịu, bệnh rất dễ lây lan và tái phát. Vì vậy, khi chữa nấm móng tay cần kiên trì và tuân theo các quy định để có được kết quả như mong muốn.

Nấm móng tay là gì?

Nấm móng tay được xác định là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp. Tác nhân gây bệnh được xác định là do vi nấm. Khi bị mắc bệnh, móng tay có những biến đổi về hình dáng, độ bóng và màu sắc. Nấm móng tay cũng khiến xuất hiện cảm giác đau ở vùng bàn tay làm cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh nấm móng tay phổ biến hiện nay là:

  • Nấm sợi tơ.
  • Nấm hạt men Candida.

Móng bị nhiễm nấm thường có những triệu chứng: dày sừng, móng bị teo, tổn thương mặt dưới móng, có mùi hôi, dễ gãy, dễ bong tróc, bị viêm, có lớp vảy, có vạch sọc trên bề mặt móng,…

Nấm móng tay làm móng bị biến đổi.
Nấm móng tay làm móng bị biến đổi. (Nguồn: internet)

Nguyên nhân gây ra nấm móng tay

Có nhiều nguyên nhân khiến người nhiễm bệnh nấm móng tay. Trong đó, có những nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt và môi trường sống.

  • Môi trường ẩm ướt do mồ hôi sinh ra quá nhiều.
  • Môi trường sinh hoạt ẩm ướt như khu vực sống, làm việc ẩm; bơi lội…
  • Dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bị bệnh nấm móng tay.
  • Một số cá nhân bị bệnh suy giảm miễn dịch, đái tháo đường… đều có thể mắc thêm bệnh nấm móng tay.

Các phương pháp chữa nấm móng tay hiệu quả

Để chữa nấm móng tay cần xác định tình trạng của bệnh để áp dụng các giải pháp phù hợp. Chữa bệnh nấm móng tay có thể uống thuốc, bôi thuốc hoặc phẫu thuật. 

Điều trị bằng thuốc uống

Việc điều trị bệnh nấm móng tay bằng cách uống thuốc chỉ được thực hiện khi có sự thăm khám và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống nhằm tránh những tác hại khôn lường. 

Bệnh nấm móng tay thường được bác sĩ kê đơn thuốc chứa Itraconazole. Tuy nhiên, để dùng được thuốc này thì người bệnh bắt buộc phải làm các xét nghiệm đánh giá chức năng gan để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hình ảnh móng bị tổn thương do nấm móng tay.
Hình ảnh móng bị tổn thương do nấm móng tay. (Nguồn: internet)

Điều trị bằng thuốc bôi

Để điều trị bệnh nấm móng tay còn có thể dùng thuốc bôi trực tiếp lên móng. Đây là phương pháp điều trị theo hướng Tây y. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc dùng thuốc bôi để điều trị chỉ áp dụng cho những trường hợp bạn bị nấm móng tay với số lượng ít tổn thương. 

Một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng là: Terbinafine, Clotrimazole, Ketoconazole, Exoderil, Canesten,…

Trước khi bôi thuốc, cần làm vệ sinh móng sạch sẽ. Với những vết tổn thương cần xử lý kỹ càng. Chỉ bôi thuốc khi móng đã được làm khô. Thoa thuốc lên móng với lượng mỏng, vừa phải. Liều lượng sử dụng là 2-3 lần/ngày, dùng liên tục từ 3-12 tháng tùy theo tình trạng của bệnh. 

Có thể dùng thuốc bôi để điều trị nấm móng tay.
Có thể dùng thuốc bôi để điều trị nấm móng tay. (Nguồn: internet)

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Khi người bệnh không đáp ứng điều trị cách uống thuốc và đường bôi thì sẽ áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật sẽ thực hiện cắt bỏ móng tay nhiễm nấm để điều trị nấm. Sau phẫu thuật sẽ tiếp tục bôi thuốc vào vùng móng nhiễm bệnh để loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ móng để điều trị bệnh nấm móng tay không phổ biến, ít gặp trong cuộc sống hàng ngày.

Điều trị bằng các phương pháp dân gian

Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để chữa nấm móng tay nếu chẳng may mắc phải. Cần lưu ý, hiệu quả của phương pháp dân gian cần có thời gian mới phát huy tác dụng. Khi áp dụng cần kiên trì và tuân thủ các bước thực hiện.

  • Tỏi: thành phần của tỏi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng loại bỏ nấm móng tay hiệu quả. Tỏi sau bóc vỏ sạch ép hoặc đập dập mang nấu với nước, để ấm rồi ngâm toàn bộ phần móng tay nhiễm bệnh ngập trong nước từ 10-15 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày đến khi các tình trạng nấm được cải thiện.
Tỏi giúp chữa nấm móng tay.
Tỏi giúp chữa nấm móng tay. (Nguồn: internet)
  • Lá trầu: thành phần có trong lá trầu có tính năng diệt vi nấm, giảm mùi hôi do bệnh gây ra. Lá trầu rửa sạch giã nhuyễn hoặc đập dập rồi nấu chung với nước cùng một chút muối. Để nước âm ấm thì ngâm toàn bộ tay ngập trong nước. Trong quá trình ngâm dùng bã lá chà xát lên phần móng nhiễm nấm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày.
  • Giấm táo: thành phần có trong giấm táo có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn hiệu quả. Đun sôi giấm táo cùng muối để nguội rồi ngâm móng tay từ 10 phút. Liều lượng khuyên dùng là ít nhất 1 lần/ngày để đạt hiệu quả chữa nấm móng tay. 

Bệnh nấm móng tay tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Vì vậy, khi bị nhiễm bệnh, cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân cũng như chọn lựa được cách chữa nấm móng tay phù hợp.