[Giải đáp] Bẻ khớp tay có hại không?

Bẻ khớp ngón tay có hại không? Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của chúng ta. Chính vì lẽ đó mà người ta sẽ duy trì một cách không kiểm soát cho tới khi nhận lại những kết quả đau đớn.  Một […]

Đã cập nhật 21 tháng 9 năm 2022

Bởi Bá An

[Giải đáp] Bẻ khớp tay có hại không?

Bẻ khớp ngón tay có hại không? Có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của chúng ta. Chính vì lẽ đó mà người ta sẽ duy trì một cách không kiểm soát cho tới khi nhận lại những kết quả đau đớn. 

Một trong số tật xấu mà không thể không nói tới chính là bẻ khớp ngón tay. Vậy có nên bẻ khớp tay, bẻ khớp tay có hại không, làm sao để loại bỏ thói quen này? Tất cả thông tin đều được Enail đề cập ở bài viết dưới đây nhé!

Một trong số tật xấu mà không thể không nói tới chính là bẻ khớp ngón tay. Vậy có nên bẻ khớp tay, bẻ khớp tay có hại không, làm sao để loại bỏ thói quen này? Tất cả thông tin đều được Enail đề cập ở bài viết dưới đây nhé!

Có nên bẻ khớp tay? Nguồn: Internet

1. Bẻ khớp ngón tay là như thế nào?

Người ta thường bẻ khớp ngón tay khi cảm thấy mỏi, tê cứng và nghĩ rằng làm như thế sẽ giúp sắp xếp lại xương, giãn cơ tay. Hành động này làm gia tăng khoảng cách giữa các khớp ngón tay và khớp bàn tay. 

Khi thực hiện bẻ khớp ngón tay, chúng phát ra tiếng rắc rắc rất đã tai, bắt nguồn từ việc giữa các đốt có 1 khoảng không khí nhất định hoặc chứa chất hoạt dịch khớp. Khi con người tác động dồn ép thì bong bóng khí sẽ bị vỡ, tạo thành tiếng kêu. Các khoảng không khí này cần có thời gian từ 15 – 20 phút để hình thành và khôi phục nên thường sẽ không kêu tiếng nếu ta bẻ tay liên tục.

Bởi vì cảm giác thoải mái ấy nên nhiều người vô hình trung bỏ qua những tác hại khôn lường của việc bẻ khớp tay và dần dần chúng trở thành thói quen không thể thiếu.

Cách bẻ khớp ngón tay hay thường làm. Nguồn: Internet.

Cấu trúc của ngón tay. Nguồn: Internet

2. Bẻ khớp tay có hại không?

Sau đây là những tác hại khôn lường của việc bẻ khớp ngón tay:

  • Khi bẻ khớp ngón tay, dây chằng bị kéo dãn đột ngột và sẽ dần dần mất đi độ đàn hồi nếu lặp đi lặp lại quá nhiều. Từ đó mà khiến các khớp tay trở nên lỏng lẻo và gia tăng nguy cơ viêm khớp nếu cứ duy trì.
  • Đồng thời bẻ khớp ngón tay còn gây tăng áp lực và hao mòn bề mặt khớp vì cọ xát quá nhiều. Trực tiếp gây hại tới các tế bào sụn, từ từ hình thành gai xương, gây đau đớn ở các ngón tay.
  • Ngoài ra, bẻ khớp ngón tay gây mất thẩm mỹ. Chúng sẽ làm tổn thương các mô liên kết và làm khớp ngón tay to lên, tạo cảm giác thô và không mềm mại.
  • Về già, là lúc mà dây chằng cũng như phần sụn không còn hoạt động linh hoạt nữa, thói quen này sẽ gia tăng nguy cơ bị thoái hóa, viêm khớp.
  • Gây trật khớp ngón tay.

Tham khảo thêm: Các bệnh về móng tay tuyệt đối không nên xem thường

Bẻ khớp tay có hại không? – Nguồn: Internet.

3. Những bí quyết giúp từ bỏ thói quen bẻ khớp tay

Bẻ khớp ngón tay là hành động vô hại nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có thể dẫn tới các bệnh về xương khớp nghiêm trọng. Thay vì vậy, tại sao chúng ta không thay đổi thói quen này để không bị ảnh hưởng bởi các bệnh về lâu về dài nhỉ? Do đó, Enail có mặt ở đây để mang tới cho các bạn các giải pháp tuyệt vời để xóa bỏ thói quen xấu này!

3.1 Hình thành các thói quen mới

Bạn nên tự tìm kiếm và luyện tập các thói quen mới phù hợp với bản thân như: vẽ tranh, móc len, viết lách, … Vì các hoạt động này sẽ giúp các bạn thoải mái về đầu óc và cũng như rèn luyện cơ tay của mình. Đặc biệt là thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp tay mình ngày càng khỏe hơn, giảm đi cảm giác mệt mỏi. Khi bạn tự tạo cho mình các thói quen mới, bạn sẽ không còn thời gian rảnh để bẻ khớp ngón tay nữa!

Viết lách. Nguồn: Internet.

Móc len rèn luyện khớp tay linh hoạt. Nguồn: Internet.

3.2 Sử dụng kĩ thuật trị liệu hành vi

Nếu đã thử áp dụng cách trên nhưng vẫn không hiệu quả, Enail xin giới thiệu bạn phương pháp sử dụng kỹ thuật trị liệu hành vi. Phương pháp này dành cho các bạn có quyết tâm chấm dứt hẳn thói quen xấu này.

Đây là biện pháp để bản thân bạn tự kiểm soát chính mình thông qua 2 cơ chế là tự khen thường hoặc tự phạt. Khi các bạn kiềm chế được bản thân ngừng bẻ khớp ngón tay, hãy khen thưởng chính mình bằng cách ăn một món mình thích. Còn ngược lại, hãy cho ra một hình phạt khi không làm được việc đó.

Liệu pháp nhận thức – Nguồn: Internet

3.3 Học những kĩ năng mới

Một cách tuyệt vời hơn đó chính là học tập những kĩ năng mới. Các kĩ năng này nên liên quan tới vận động của các ngón tay như xoay bút, tung đồng xu, … giúp cho các ngón tay trở nên dẻo dai hơn, và tăng độ linh hoạt. Khi bạn dần quen với kĩ năng này, nó sẽ thành thói quen và thay thế đi thói quen cũ. Mặc dù sẽ tốn rất nhiều thời gian để luyện tập và thích ứng với kĩ năng mới, nhưng vì mục tiêu cao cả là xóa bỏ thói quen xấu, Enail tin bạn sẽ làm được!

Xoay bút giúp các khớp tay dẻo dai – Nguồn: Internet

3.4 Có cảnh giác và nhận thức cao về hành vi của mình

Nếu bạn vẫn chưa nhận ra được những tác hại của chúng tới sức khỏe mình, các bạn sẽ không bao giờ thay đổi. Vì vậy việc nâng cao nhận thức là tiền đề quan trọng trước khi muốn xóa bỏ một thói quen nào đó.

Nhiều người cho rằng, việc bẻ khớp ngón tay là thành thói quen được thực hiện trong bất giác và không kiểm soát được. Họ khó nhận ra khi nào mình bẻ ngón tay cho đến khi đã thực hiện xong hành vì đó. Nên sẽ tuyệt vời nếu như có 1 người bạn tuyệt vời ở bên bạn và nhắc nhở mỗi khi thấy bạn chuẩn bị thực hiện hành động đó. Từ đó giúp bạn nâng cao cảnh giác với chính bản thân mình.

Đặc biệt là hãy cho bản thân mình thời gian để thích nghi và làm quen, không có gì có thể thay đổi một sớm một chiều nên sự nhẫn nại là quan trọng nhất.

Kiên nhẫn từ bỏ thói quen xấu bẻ khớp tay – Nguồn: Internet.

Nếu bạn đang nghiện bẻ khớp ngón tay, đây là một bài viết mà bạn nên đọc để loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Hãy nhận thức rõ ràng về các tác hại của chúng, và áp dụng các phương pháp mà Enail đã liệt kê để có thể thay đổi nhé. Đừng quên theo dõi Enail để cập nhật các thông tin bổ ích về nail nhé!

Tags: